Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

TINHTONGHOCHOIVIETNAM: 13 TỔ SƯ TỊNH ĐỘ TÔNG


9/15/201
Trắc nghiệm
Phật giáo là gì ?
   
Số lượt truy cập
mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay936
mod_vvisit_counterTuần này6906
mod_vvisit_counterTháng này15991

3 nhận xét:

  1. Gia nhập: Nov 2007
    Nơi cư ngụ: Đâu đó ở Ta Bà
    Bài gởi: 344
    Thanks: 114
    Thanked 275 Times in 138 Posts
    Di huấn của đại sư Vĩnh Minh Diên Thọ
    Di huấn của đại sư Vĩnh Minh Diên Thọ


    Nếu như lời nói chẳng tương xứng việc làm, tín lực hời hợt, chẳng có tâm luôn giữ cho niệm niệm tiếp nối, ý nhiều phen gián đoạn; lại toan cậy vào sự tu tập lười biếng thế ấy mà mong lúc lâm chung được vãng sanh thì chỉ e rằng sẽ bị nghiệp chướng ngăn trở, khó gặp được thiện hữu, bị gió, lửa bức bách, chẳng giữ nổi chánh niệm!

    Đại sư Vĩnh Minh Diên Thọ

    Theo đoạn kinh giảng về chín phẩm vãng sanh trong Quán kinh thì sở dĩ có sự thăng giáng, phẩm vị thượng, hạ là vì chẳng ngoài hai tâm sau đây:

    a. Một là Ðịnh Tâm như tu Ðịnh, tập Quán.

    b. Hai là Chuyên Tâm: chỉ niệm danh hiệu, dùng các điều lành hỗ trợ, vun bồi; hồi hướng, phát nguyện nhưng phải trọn đời quy mạng, suốt đời chuyên tu.

    Trong lúc nằm, ngồi, thường hướng về phương Tây. Trong lúc đi kinh hành, lễ kính và khi niệm Phật, phát nguyện phải khẩn thiết, siêng gắng, dốc trọn lòng thành, không có niệm gì khác, giống như lúc sắp bị xử chém, hoặc đang trong vòng tù tội, hoặc đang bị oán tặc truy đuổi, hoặc đang bị nước, lửa bức bách, nhất tâm cầu được cứu độ, nguyện thoát nỗi khổ, mau chứng vô sanh, rộng độ hàm thức, thiệu long Tam Bảo, thề báo tứ ân. Chí thành như thế ắt sẽ chẳng luống công!

    Nếu như lời nói chẳng tương xứng việc làm, tín lực hời hợt, chẳng có tâm luôn giữ cho niệm niệm tiếp nối, ý nhiều phen gián đoạn; lại toan cậy vào sự tu tập lười biếng thế ấy mà mong lúc lâm chung được vãng sanh thì chỉ e rằng sẽ bị nghiệp chướng ngăn trở, khó gặp được thiện hữu, bị gió, lửa bức bách, chẳng giữ nổi chánh niệm!

    Vì sao thế? Lúc hiện tại là nhân, lúc lâm chung là quả. Nhân có chắc thật thì quả mới chẳng hư dối. Nếu muốn được lâm chung mười niệm thành tựu thì phải dự bị sẵn phương tiện, tom góp công đức để hồi hướng về lúc đó; niệm niệm chẳng thiếu sót thì lúc ấy mới không luống uổng vậy!

    Hoặc có kẻ hỏi: Công đức của việc đi kinh hành niệm Phật và ngồi niệm Phật như thế nào?

    Ðáp: Ví như căng buồm đi ngược nước dù là cũng có thể đến nơi được, nhưng so với việc thuận nước căng buồm thì biết ngay khó dễ. Ngồi niệm Phật một tiếng đã tiêu trừ được tội lỗi trong cả tám mươi ức kiếp thì công đức đi kinh hành niệm Phật còn biết đến đâu? Vì thế có bài kệ rằng:
    Kinh hành năm trăm vòng
    Niệm Phật một ngàn tiếng
    Thường tu hành như thế
    Tự thành Phật Tây phương

    Nếu lễ bái thì khuất phục được vô minh, thâm nhập bến Giác, mạng chung vãng sanh, mau chứng Niết Bàn.

    Thiền Tịnh Tứ Liệu Giản

    Có Thiền, không Tịnh Ðộ
    Mười người, chín chần chừ
    Nếu ấm cảnh hiện tiền.
    Chớp mắt đi theo nó.
    Không Thiền, có Tịnh Ðộ
    Vạn người tu, vạn đỗ
    Chỉ được thấy Di Ðà
    Lo chi chẳng khai ngộ.
    Có Thiền, có Tịnh Ðộ
    Khác nào hổ thêm sừng
    Ðời này làm thầy người
    Ðời sau thành Phật, Tổ.
    Không Thiền, không Tịnh Ðộ
    Giường sắt và cột đồng
    Muôn kiếp với ngàn đời
    Trọn không ai nương dựa

    Trích yếu: sách Vạn Thiện Ðồng Quy
    của đại sư Vĩnh Minh Diên Thọ đời Tống

    Trả lờiXóa
  2. MUỐN ÐỘ CHÚNG SINH THÌ

    TRƯỚC HẾT MÌNH ÐỪNG ĂN THỊT



    Chúng sinh là do nhân duyên hòa hợp mà thành, từ mười hai nhân duyên mà biến thành người. Từ con kiến cho đến những thứ vi khuẩn đều là chúng sinh. Chúng ta không cần phải đi ra bên ngoài mà tìm chúng sinh, ngay trong tự tánh của mình cũng có vô lượng chúng sinh.

    Khoa học hiện tại phát triển đã chứng minh rằng trong thân thể ngũ tạng lục phủ con người có vô số loại vi khuẩn và vi sinh trùng; như vậy có nghiã là có vô lượng chúng sinh. Khi con người ăn thịt loại động vật nào, thí dụ như heo, bò hay cá, thì trong đó có vô số loại vi khuẩn. Con người ăn loại thịt đó vào trong bụng thì tự nhiên sẽ có chủng tử của những thứ vi khuẩn đó; ăn càng nhiều thì mình cùng với những thứ vi khuẩn đó kết làm quyến thuộc càng mạnh, kết duyên với nó càng sâu, cho đến chỗ là mình với nó không còn phân ly, chia cách nữa!

    Ăn thịt heo càng nhiều thì mình rất có cơ hội để biến thành heo, ăn thịt bò càng nhiều thì mình rất có thể sinh làm bò. Nếu mà ăn gạo càng nhiều thì mình có thể biến thành gạo chăng? Gạo là loại vô tình, còn chúng sinh là loài hữu tình. Nếu ăn loài hữu tình thì mình có thể trở thành những thứ chúng sinh hữu tình. Nếu ăn những loại vô tình (thực vật) thì mình có thể giúp cho sự phát triển của Pháp thân, Huệ mạng. Nếu con người không ăn thịt chúng sinh nào thì tức là mình độ cho chúng sinh đó, khiến chúng vượt qua khổ hải, tới bờ Niết Bàn. Con người nếu hiểu được đạo lý này thì không nên ăn thịt chúng sinh.

    Khi xưa, có kẻ vì ăn thịt chúng sinh nên khi chết rồi thì bị đọa lạc xuống gặp Diêm La Vương. Lúc còn sống ông ta ăn qua những loại thịt của chúng sinh nào, thì những thứ đó bây giờ đều tới để đòi nợ. Người ăn thịt tự biện hộ như vầy: "Tôi tuy là ăn thịt nhưng tội không phải thuộc về tôi mà thuộc về người bán thịt mới đúng!"

    Bấy giờ vua Diêm La mới truyền lịnh kêu người bán thịt lại; người bán thịt cũng tự biện hộ rằng: "Tôi sở dĩ mà bán thịt là vì có người mua thịt, nếu không có người mua thì bán thịt làm gì?"

    Người bán thịt với người ăn thịt, hai người mới tranh luận với nhau, sau cùng thì hai người đó đổ trách nhiệm lên anh chàng đồ tể.

    Diêm La Vương lại kêu anh chàng đồ tể vào. Anh đồ tể này cũng tự biện hộ rằng: "Tôi đúng là đồ tể, nhưng vì có người mua cũng như có người ăn thì tôi mới làm nghề đồ tể. Nếu chẳng có người mua cũng chẳng có người ăn thì tôi cũng chẳng làm nghề này được!"

    Vì thế, mọi người đều nói lên cái lý của mình, lý lẽ mà họ nói ra đều là tạo tội nghiệp cả. Kết quả, Diêm La Vương phán rằng người ăn thịt phải bồi thường nợ máu. Cho nên, chúng ta ăn thịt một loài chúng sinh nào là kết oán với loài chúng sinh đó. Có bài thơ rằng:



    "Nhục" tự lý biên lưỡng cá nhân,

    Lý biên nhân thực ngoại biên nhân,

    Chúng sinh hoàn thực chúng sinh nhục

    Tử tế tư lượng nhân thực nhân."

    Nghiã là:



    "Ở trong chữ "nhục" có hai người,

    Người bên trong ăn người bên ngoài,

    Chính chúng sinh ăn thịt chúng sinh,

    Nghĩ cho kỹ là người ăn người!"



    Trong Kinh Lăng Nghiêm có chép: "Dương tử vi nhân, nhân tử vi dương." (Dê chết trở làm người, người chết trở làm dê.) Con dê có thể làm người, thì con heo cũng có thể làm người. Nếu chưa có Thiên Nhãn Thông thì mình không quán sát được nhân duyên đó nên cho rằng heo là heo, dê là dê. Con người mà ăn nhiều thịt chúng sinh thì bản hữu trí huệ của họ bị che lấp, mất linh tánh và biến thành ngu si.

    Bởi vậy muốn độ chúng sinh thì trước tiên đừng nên ăn thịt! Con người muốn độ chúng sinh thì phải độ tự tánh của chúng sinh, độ sinh thì phải ly tướng. Không có chấp trước thì mới thật sự là độ sinh vậy!



    51

    Trả lờiXóa
  3. NHẤT HƯỚNG CHUYÊN NIỆM ,CẦU SANH CỰC LẠC
    THƯỢNG CẦU PHẬT ĐẠO
    HẠ HOÁ CHÚNG SANH
    = = =
    TRÍCH LỜI KHAI THỊ PHÁP SƯ TRÍ ĐỨC GIẢNG TẠI MỸ CHÙA TỊNH LUẬT
    “NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT”
    Kính bạch từ phụ!
    Đệ tử ….PD… Mãi mãi tận vị lai, cùng tận hư không biến pháp giới, vì chúng sanh muôn loài vạn vật đang trầm luân quá thống khổ trong tam đồ lục đạo. Mà con phát tâm niệm và lạy phật, tha thiết cầu mong được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc Quốc. Để con sớm được hoàn tất bài học tiến hoá của con. Cho con sớm được đoạn trừ tất cả những phẩm, thân tướng, vô minh ở trong con. Để thân tâm này hoàn toàn được thanh tịnh, cho dù ở bất cứ quốc độ nào cũng bất thoái chuyển, không bao giờ bị ô nhiễm nữa. Thì con xin nguyện nương theo đại nguyện của từ phụ mà hoàn lai tam giới, phổ độ chúng sanh trọn thành phật đạo. Ngưỡng mong từ phụ từ bi nhiếp thọ lời phát nguyện và thỉnh cầu của con được thành tựu!


    (Đọc 3 lần, mỗi lần lạy 1 lạy)

    Trả lờiXóa